Vì sao Sở GD-ĐT TP.HCM khảo sát năng lực hàng trăm ngàn học sinh?
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ hai ngày 13.1.2025.KQXS TP.HCM, Đồng Tháp, Cà Mau, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên... ngày 13.1.2025 Ký hiệu trúng đặc biệt: Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.Hồng Duy và Văn Vĩ lập công, CLB Nam Định vững ngôi đầu V-League
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Trao tiền giúp đỡ cô bé mồ côi mong muốn được đi học
Một hoạt động được yêu thích ở chợ Bình Tây về đêm là chương trình ca nhạc acoustic do các bạn trẻ biểu diễn. Tuy nhiên lịch hoạt động không cố định, thông thường diễn ra vào cuối tuần.
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.
VinFast ký kết hợp tác với 12 đại lý mới tại Mỹ
Tối ngày 12.1.2025, tại Gala Vinh danh và Trao giải WeChoice Awards 2024, giải thưởng "Trái tim dũng cảm" đã gọi tên Trung uý Nguyễn Đức Tài, nhân viên kỹ thuật nhà trạm Viettel Construction. Giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho hành động quên mình, cứu người trong hành trình ứng cứu thông tin của anh khi cơn bão Yagi càn quét vào tháng 9.2024.Anh Nguyễn Đức Tài từng là nhân viên kỹ thuật nhà trạm tại Tổng Công ty Công ty Công trình Viettel, đảm nhiệm công việc bảo trì hệ thống và phát triển hạ tầng mạng lưới trên những cung đường hiểm trở. Công việc của anh không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao mà còn cần bản lĩnh kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Chính những phẩm chất này, được tôi rèn qua công việc hàng ngày đồng thời đây cũng chính là tinh thần của một người lính Viettel - luôn lấy phương châm "vì dân phục vụ" làm kim chỉ nam cho hành động. Và cũng chính những điều ấy đã dẫn dắt anh vào một bước ngoặt đầy thách thức và kiêu hãnh trong cuộc đời.Vào rạng sáng ngày 13.07.2024, tại Km11, Quốc lộ 34, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, một trận sạt lở đất kinh hoàng đã ập đến, cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 4 người khác bị thương. Trong đêm tối đó, khi nhận được thông báo từ người dân về đường cáp quang bị đứt, anh Tài đã vội vàng xuất phát lên hiện trường. Khoảnh khắc nguy hiểm nhất xảy ra khi anh Tài phát hiện một bé gái 7 tuổi đang gào khóc giữa đống đất đá. Dù biết rằng việc làm đó chẳng khác nào liều mạng, anh không hề do dự. Lòng dũng cảm và bản năng tốt đẹp của con người thôi thúc anh lao vào vùng nguy hiểm để cứu sống đứa trẻ. Giữa lằn ranh sinh tử, anh không nghĩ ngợi gì ngoài việc cứu lấy sinh mạng bé nhỏ ấy. Với anh, cứu người không phải là trách nhiệm mà là lựa chọn, và anh lựa chọn trong giây phút sinh tử quên đi chính mình. Sau khi đưa bé gái tới nơi an toàn, anh Tài tiếp tục quay lại hiện trường để tham gia cứu người.Trong khi làm nhiệm vụ, chiếc xe máy của anh bị vùi lấp dưới lớp đất đá dày đặc. "Tài sản có thể kiếm lại được nhưng những mạng sống đã mất thì không thể hồi sinh. Nhìn những ánh mắt hy vọng, những giọt nước mắt mừng rỡ của người dân khi thấy người cứu hộ đến, tôi không thể nào quên được. Và tôi chỉ ước mình có thể làm được nhiều hơn thế." - Anh nghẹn ngào chia sẻ tại sự kiện về những giây phút sinh tử.Hành động dũng cảm ấy không chỉ cứu sống một mạng người, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân. Để biểu dương tinh thần cứu người cao cả của anh, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã quyết định tuyển dụng anh Nguyễn Đức Tài vào hàng ngũ quân nhân chuyên nghiệp, đồng thời không lâu sau đó, phong anh quân hàm Trung úy - một sự ghi nhận xứng đáng cho người lính mang trong mình trái tim "vì dân".Phát biểu tại buổi lễ, Trung uý Nguyễn Đức Tài đồng thời nhấn mạnh: "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel; Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, đã trao cho tôi cơ hội và vinh dự này, tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách được giao phó và cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa".Việc nhận được giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024 đã vinh khắc họa rõ nét phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tinh thần bất khuất và kiên cường của "người lính Viettel". Với anh Tài, việc cứu người không phải là một nhiệm vụ hay công việc, mà là trách nhiệm thiêng liêng, là bản năng tự nhiên của một người luôn sẵn sàng xả thân vì lợi ích của cộng đồng. Đó không phải là sự lựa chọn. Đó là một phần trong lương tâm và trái tim của anh. Giải thưởng này như là lời tri ân dành cho anh Tài, người sẵn sàng đánh đổi sự an toàn của mình để bảo vệ tính mạng của người khác.Chặng đường từ một nhân viên kỹ thuật đến người lính mang quân hàm Trung úy, từ một người bình dị trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, anh Tài là hình mẫu của những người lính Viettel, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sẵn sàng "đứng mũi chịu sào", sát cánh cùng nhân dân trong những thời khắc hiểm nguy. Đồng thời, đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho những giá trị cốt lõi mà Viettel luôn hướng tới: Đặt con người lên hàng đầu và sẵn sàng cống hiến vì cộng đồng.Với giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024, có thể nói Trung úy Nguyễn Đức Tài đã khẳng định và lan tỏa được nguồn cảm hứng sống động về một tinh thần "Việt Nam tôi đó" - một Việt Nam luôn sáng bừng trong mọi nghịch cảnh, dù nhỏ bé nhưng ẩn chứa những sức mạnh phi thường và luôn được sưởi ấm bởi những trái tim không ngừng đập.